Đình Đại Công, xã Tiên Cường một điểm đến tâm linh trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Căn cứ vào tài liệu hiện còn lưu trữ tại viện Hán Nôm - Hà Nội còn lưu trữ được một bản của thôn Thượng – xã Đại Công – Tổng Đại Công – huyện Tiên Minh – tỉnh Kiến An mang ký hiệu AEa 12/16 và tại thư viện thông tin KHXH còn lưu trữ được một bản kê khai của các vị chức sắc tại địa phương mang ký hiệu Q4 18/x72. Trong bản kê khai này gồm một thần tích viết bằng chữ Hán và 16 đạo sắc phong của các triều đại vua: Triều Thống; Thiệu Trị; Tự Đức; Đồng Khánh; Thành Thái; Duy Tân; Khải Định.
10/09/2024
Qua khảo sát Đình Đại Công, xã Tiên Cường huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng có giá trị lịch sử, có nguồn gốc từ thời Hậu Lê. Là nơi thờ 3 vị Thành Hòang làng. Là Quý Minh Đại Vương, Thiên Chu Công Chính Đại Vương, Thiên Quan Hai Công Đại Vương. Đây là những vị có công đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Được vua ban sắc phong là Thượng Đẳng Phúc Thần và cho phép khu Thượng Đại Công được lập sinh từ để thờ phụng các ông.
Xuân thu nhị kỳ sai quan đến tế để các ông sống mãi cùng trời đất thật là tốt đẹp lắm thay (ngày tốt tháng giêng năm Hồng Phúc nguyên niên 1572)
Kể từ đó đến nay trải qua hơn 4 thế kỷ, trải qua bao đời, bao thế hệ, nhân dân khu thượng Đại Công nay là thôn văn hoá Đại Công hàng năm vẫn thường xuyên tổ chức cúng tế, dâng hương các ngài vào ngày rằm tháng giêng âm lịch.
Ngược dòng thời gian Đình Đại Công xưa kia được xây dựng 5 gian bằng gỗ lim theo kiểu kiến trúc Đình cổ của làng quê Việt Nam. Song do sự tàn phá của chiến tranh, thực hiện phong trào tiêu thổ kháng chiến chống Pháp, toàn bộ Đình đã được tháo dỡ để phục vụ kháng chiến. Sau khi hoà bình lập lại, nhân dân địa phương đã xây dựng lại Đình làm nơi thờ cúng các vị Thành Hoàng làng đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh tín ngưỡng của nhân dân trong thôn. Những ngày mồng một, hôm rằm hàng tháng trong năm và cũng là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá của nhân dân trong thôn.
Trải qua thời gian dài dưới tác động của môi trường tự nhiên ngôi đình đã bị xuống cấp. Không đảm bảo cho việc lưu giữ, bảo tồn những giá trị lịch sử văn hoá, cũng như đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của nhân dân.
Ý tưởng trùng tu, tôn tạo xây dựng lại Đình đã được cấp uỷ, chi bộ, ban lãnh đạo thôn. Các cụ cao tuổi, đại diện các dòng họ, những người tâm huyết và nhân dân trong thôn đã trao đổi, bàn bạc họp thống nhất và quyết tâm trùng tu xây dựng lại ngôi Đình.
Thể theo nguyện vọng của nhân dân thôn Văn hoá Đại Công. Được sự nhất trí của các cấp có thẩm quyền và UBND xã Tiên Cường về việc trùng tu xây dựng lại Đình Đại Công.
Ngày 27/3/2023 (tức ngày 06/02 năm Quý Mão) Đình Đại Công chính thức được khởi công xây dựng lại trên nền đất Đình cũ với tổng diện tích khuôn viên 420 mét vuông. Diện tích xây dựng Đình là 215 mét vuông được thiết kế theo kiến trúc Đình cổ Việt Nam kết cấu bê tông cốt thép kiên cố.
Sau thời gian 8 tháng tập trung thi công (vượt thời gian so với kế hoạch dự kiến) công trình Đình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng kinh phí gần 3 tỷ đồng, chủ yếu bằng nguồn vốn xã hội hoá.
Đình làng Đại Công được khánh thành đã đáp ứng được nguyện vọng mong mỏi và nhu cầu của nhân dân trong thôn, đã đánh dấu một mốc son lịch sử mà bao đời hằng mong ước. Đây là công trình có giá trị lịch sử, là nơi thờ cúng linh thiêng, là không gian sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, nơi tổ chức các lễ hội của làng được lưu truyền từ nhiều đời nay và là một di sản để lại cho nhiều đời sau.

Hình ảnh ngôi đình mới
Ngày 10/7/2024 rất vinh dự cho cán bộ và nhân dân thôn Đại Công nói riêng và cán bộ nhân dân xã Tiên Cường nói chung được bảo tàng thành phố Hải Phòng về kiểm kê di tích.
Với những cổ vật, di vật, thần sắc, thần tích còn lưu giữ được tại Đình Đại Công hiện nay địa phương cùng các cấp, ngành liên quan đang lỗ lực hoàn thiện các thủ tục đề nghị được công nhận Đình Đại Công xã Tiên Cường là di tích lịch sử cấp thành phố.
Hình ảnh cán bộ bảo tàng thành phố Hải Phòng về kiểm kê di tích


Bà Nguyễn Thị Nhàn: Phó Trưởng phòng VHTT huyện phát biểu tại buổi kiểm kê