image banner THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NĂM 2024: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU - THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ
TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Đền Ngọc Động là một trong 4 di tịch lịch sử văn hóa cấp thành phố trên địa bàn xã Tiên Thanh. Đây là điểm tâm linh lý tưởng cho du khách thập phương muốn đến thắp hương trong dịp lễ tết đầu năm

Đến với xã Tiên Thanh du khách sẽ được đến với điểm di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố, du khách được tìm hiểu lịch sử về ngôi đền và chiêm bái tâm linh. Ngôi đền thờ Thượng Tướng Quân Trần Quốc Thành. Trần Quốc Thành thuộc dòng dõi tôn thất nhà Trần, quê ở xã Vị Hoàng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Thần phả đền Hà Đới ghi rằng, tướng quân Trần Quốc Thành sinh năm Giáp Tý 1264, 16 tuổi đã thông suốt kinh thư, tinh tường trận pháp, văn võ song toàn. Tên tuổi ngài gắn liền với những chiến công hiển hách cùng quân dân nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông như Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Bạch Đằng. Từ những năm 1284, 1285, ngài được triều đình giao phó trọng trách đưa quân xuống trấn giữ vùng duyên hải phía đông. Nhìn bốn phía chỉ thấy sông lớn bao bọc, trời lại sắp tối. Ông liền cho quân sĩ dừng chân tại trang  Ngọc Động (xưa gọi là trại Ngọc Động) 

Hôm sau ông nhận thấy toàn cục địa thế thấy sông nước tiện nghi, nghĩ đây cũng là nơi thắng cảnh phong quang. Ngay hôm ấy ông sai binh sĩ và nhân dân thiết lập một đồn để ứng chiến từ phía sau quân Nguyên. Bấy giờ phụ lão nhân dân trang Ngọc Động đến sợ hãi, mới sửa lễ xin làm thần tử cho ông. Ông đồng ý rồi tuyển chọn cường tráng được mười tám người sung làm gia thần đắc lực.

Bấy giờ ông sai binh sĩ và  gia thần mổ bò lợn tế cáo trời đất cùng bách thần sông núi, khao khắp trang khu phường trại nơi đây. Phụ lão nhân dân cùng binh sĩ được ăn uống. Nhân trong yến tiệc, phụ lão gia thần tâu với ông rằng “Từ khi ông lập đồn tại đây, lấy uy đức để cảm phục mọi người thi dân yên vui nghề nghiệp. Xin ông nay là nơi lập đền thờ cúng”. Ông đồng ý, bảo với phu lão gia thần rằng”: “Trang này sống có hậu, ta lấy đó làm trọng. Ta di mệnh mãi mãi về sau cho trang khu này phụng thờ. Ta chuẩn cho trang này làm dân Hộ nhi sở tại”. Ông liền ban cho phụ lão gia thần 5 hốt vàng, chọn mua ruộng tốt dùng làm ruộng thờ tự về sau.

Ngay hôm ấy sứ giả mang chiếu thư đến triệu ông về triều đình để cùng hội bàn với các tướng. Ông phụng mệnh dẫn quân về triều để cùng hội bàn với các tướng kế sách đánh giặc. Vua Nhân Tông bảo với các tướng rằng: “ Uy danh quân Nguyên vang dội, trẫm cũng rất lo, các khanh hãy tận tâm báo quốc để được phong công”. Vua phong cho Trần Quốc Tuấn là Hưng Đạo vương, phong cho Trần Quang Khải làm Thiết chế thượng tướng quân, phong cho Trần Quốc Thành làm Đề tiền Đô chỉ huy Thượng tướng quân.

Hôm ấy các tướng đã nhận chức quan, vua mới sai các tướng cầm quân đánh giặc Nguyên. Ngay lập tức các tướng lĩnh quân chia làm năm đạo cúng tiến đến đồn quân Nguyên, đánh một trận lớn tại cửa ải Chi Lãng. Chưa phân thắng thua, các tướng rút về cố thủ tại đồn Vạn Kiếp, còn ông và ông Trần Quang Khải đại chiến ở đồn Tây Kết, chém được đại tướng Toa Đô. Viên Đại tướng Ô Mã Nhi chạy trốn, hai ông cho quân đuổi theo, đánh nhau với chúng ở Chương Dương, Hàm Tử Quan và Vạn Kiếp, đều phá được giặc. Đuổi đến sông Bạch Đằng, đánh một trận lớn chúng, chém được viên Đại tướng Ô Mã Nhi. Quân Nguyên đại bại, xác giặc chết tắc lòng sông, máu chảy thành sông, xương chất thành núi, thu giữ vô số khí giới của địch. Quân Nguyên chạy tẩu tán không biết về xứ nào.

Từ đó thiên hạ thái bình, quốc gia yên vui, các tướng liền làm biểu tâu về triều, vua Nhân Tông mới ban chiếu cho thu hồi quân. Ông phụng mệnh cho quân trở về, vua mở yến tiệc lớn phong thưởng tướng sĩ theo thứ  bậc khác nhau. Hôm ấy vua ban chiếu chuẩn cho ông Trần Quốc Thành được hưởng thực ấp tại đạo kinh Bắc ( tên cũ là quận Vụ Ninh). Ông bái tạ vua trở về nhiệm vụ sở. Bấy giờ đương vào tháng 11 mùa đông, ông ngồi trong cung, bỗng thấy trời đất tối tăm, có một đám mây hồng, hình dạng như một dải lụa, từ trời giáng thẳng xuống giữa cung. Thấy ông bay lên không trung rồi đi, như là có xa giá đến đón vậy. Khi đến bên núi phật Tích thì không thấy nữa, tức ông đã hóa( hôm ấy là 20/11). Trong chốc lát, may mù tiêu tan, ngày trở nên quang đãng, lấy mồi đắp thành một ngôi mộ lớn. Ngày hôm ấy binh sĩ gia thần đều kinh sợ, mới làm biểu tâu về trời. Vua biết tin lập tức xuống chiếu cho các trang khu phường trại thuộc các huyện châu đạo, nơi nào trước đây xin làm thần tử của ông, trở về lập đền để phụng thờ. Triều đình sai sứ đem sắc phong ban thần hiệu với mỹ tự ban đầu là: Phong là Bản cảnh Thành hoàng Trần Quốc Thành hiển ứng. Tặng phong là Uy linh Hộ Quốc Dương vũ Dực thánh Bảo cảnh Hiển hựu Hùng kiệt Trợ thắng Đại vương Thượng đẳng thần.

Lại nói: Từ đó về sau do thấy linh ứng tỏ rõ, do vậy trải qua các đời đế vương đều gia phong mỹ tự, chuẩn cho trang Ngọc Động làm dân hộ nhi sở tại để phụng thờ ngài. 

Sắc phục khi làm lễ, cấm dùng vàng mã, màu tím.

Trải đến thời Lê Thái Tổ khởi nghĩa ở Lam Sơn, quét trừ giặc Mộc Thạch, Liễu Thăng nhà minh, trong mười năm mới thu phục đất nước, vua Thái Tổ liền gia phong mỹ tự cho ngài là Phổ tế cương nghị Anh linh Hùng Kiệt Đại vương Thượng đẳng thần. Ban sắc cho khu Ngọc Đới Trang Ngọc Động trùng tu Đền, điện, miếu phụng thờ ngài, cùng đất nước trường tồn, giữ  làm lệ thường.

Phụng khai sinh, ngày hóa các tiệc cùng tên húy phải cấm: gồm một chữ Thành. Chuẩn cho trang Ngọc Động phụng thờ ngài. Do đương thời nước đảo dân cầu, anh linh hiển hiện, nên được các triều đại đế vương  gia phong mỹ tự. Lai ban cấp tiền để cung ứng vào việc tế thờ ngài.

Ngày sinh của ngài 15/3 lấy làm lệ chính. Lễ dùng trên có mâm chay, phẩm quả, dưới có lợn đen, xôi, rượu, cac hát trong năm ngày

Ngày hóa của ngài: 20/11 lấy làm lệ chính. Lễ chính . Lễ dùng trên dưới như ngày sinh của ngài. Có thêm bánh dày bánh dày. Ngày tốt tháng 1 niên hiệu Hồng Đức thứ 3 ( 1472). Đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ xuất thân, làm quan đến chức  Thượng thư Bộ Lễ, chương Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ, bề tôi là Nguyễn An, phụng mệnh soạn bản chính. Ngày 11 niên hiệu Vình thứ 4 ( 1738) triều. 

Năm 1940 Ngôi Đền được nhân dân trùng tu, tôn tạo. Và là nơi để nhân dân thôn Ngọc Động tuần rằm, lễ tết đến thắp hương lễ bái. Ngôi Đền được xây dựng duy nhất một cung có 3 gian, mái  Đền được xây dụng theo kiến trúc cổ, trải qua thời gian ngôi đền đã xuống cấp nghiêm trọng . Năm 2020 di tích được thành phố hỗ trợ kinh phí tu bổ sửa chữa: đảm bảo cảnh quan sạch đẹp cho người dân trong thôn đến thắp hương .  Đền ngọc Động là một trong bốn di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn xã Tiên Thanh, đây là điểm tâm linh mà du khách nên trải nghiệm, chiêm bái.

btvhuyentienlang

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0