image banner THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NĂM 2024: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU - THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ
TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Xã Đại Thắng - một địa phương có nhiều ưu thế về phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa, trao đổi hàng hóa, cùng các loại hình dịch vụ, du lịch

Xã Đại Thắng nằm ở phía Bắc của huyện Tiên Lãng, nằm cách trung tâm huyện 8,5km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 25km, cách sân bay quốc tế Cát Bi khoảng 41 km và cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 92,7 km, có toạ độ địa lý 20°47′30″B 106°30′2″Đ về phía Tây Nam. Sông Văn Úc chạy dọc phía Đông Bắc, sông Mía nằm về phía Bắc của xã. Địa hình xã Đại Thắng tương đối bằng phẳng. Đại Thắng cùng với Tiên Cường và Tự Cường được gọi là 3 xã đường 10, do có Quốc lộ 10 đi qua và cách biệt với các xã còn lại của huyện Tiên Lãng. Địa giới hành chính của xã tiếp giáp như sau::

+ Phía Đông Bắc: giáp sông Văn Úc.

+ Phía Tây: giáp ranh giới với tỉnh Hải Dương

+ Phía Bắc: giáp với sông Mía

+ Phía Đông Nam: giáp quốc lộ 10 và ranh giới với xã Tiên Cường.

Với địa thế như vậy đem lại cho xã Đại Thắng nhiều ưu thế về phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa, trao đổi hàng hóa, cùng các loại hình dịch vụ, du lịch.

 Tổng số dân của xã là 6983 khẩu, tổng số hộ 1978 hộ. 

Các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn gồm 03 trường học, 01 trạm y tế, các công ty Hoa Thành, Hùng Giang, Tôn Anh Việt, ngoài ra còn một số xưởng mộc, xưởng làm giấy tiền…

Đến nay, kinh tế - xã hội của địa phương có bước phát triển rõ rệt, thu nhập và mức sống của người dân trên địa bàn xã đã được cải thiện và từng bước nâng cao chất lượng sống; môi trường sinh thái được bảo vệ và phát triển; quốc phòng và an ninh, an toàn xã hội được bảo vệ và giữ vững.

Xã có 05 thôn và địa bàn Nông trường Quý Cao. Đảng bộ xã Đại Thắng có 13 chi bộ trực thuộc Đảng bộ với 236 Đảng viên.

 Tổng diện tích đất tự nhiên của xã: 859,04 ha. Trong đó: 

+ Đất nông nghiệp diện tích 513,6 ha.

+ Đất phi nông nghiệp: 332,07 ha

+ Đất chưa sử dụng: 13,37 ha.

Về khí hậu: Xã mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. Hướng gió chủ yếu là hướng bắc, đông bắc vào mùa đông và đông nam, đông vào mùa hè. 

- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,50C, nóng nhất vào tháng 6, 7 và đầu tháng 8. Nhiệt độ cao nhất tới 400C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ thấp nhất là 80C.

- Lượng mưa bình quân khoảng 1.200 mm/năm – 1.400 mm/năm, nhưng lượng mưa tập trung vào tháng 7, tháng 8, tháng 9 thường gây ra úng lụt làm thiệt hại và gây khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư. Vào các tháng 2, tháng 3 thường có mưa dầm kéo dài.

- Hướng gió thay đổi theo mùa: Mùa hè thường có gió Nam và Đông Nam, mùa đông thường có gió Bắc và Đông Bắc.

Nhìn chung thời tiết khí hậu của xã thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên, do sự phân hóa thời tiết theo mùa cùng những hiện tượng thời tiết như bão, rét đậm, hạn hán đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, sản xuất của người dân. Do đó xã phải có biện pháp phòng chống cũng như kế hoạch phù hợp cho sản xuất.

Về địa hình: Xã Đại Thắng nằm trên vùng địa hình độ cao trung bình từ 2,5m đến 4,9 m, trung bình 3,7m. Địa hình có bề mặt lồi lõm, gò bãi xen kẽ với đầm lạch, ao, hồ. Bề mặt tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch. Huyện Tiên Lãng nói chung và xã Đại Thắng nói riêng nằm trong vùng có nền địa chất công trình thuộc loại yếu của thành phố. Cấu tạo địa chất điển hình là lớp trầm tích sông lắng đọng. Cơ cấu của đất trẻ, chủ yếu là bụi sét, bùn, cát, cường độ chịu tải từ 0,3 – 0,5 Kg/cm2. Nhìn chung việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng các công trình khác ở Tiên Lãng không được thuận lợi do phải đầu tư, gia cố nền móng làm tăng giá thành công trình. 

Về nguồn nước: Nguồn nước mặt của xã Đại Thắng cung cấp chủ yếu từ sông Văn Úc và sông Mía. Ngoài ra còn có hệ thống kênh, mương, ao, hồ nằm rải rác trên địa bàn xã là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt dân cư. Do ảnh hưởng của thủy triều cho nên một phần nguồn nước các con sông bị mặn gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Công nghiệp, xây dựng – Thương mại, dịch vụ theo tỷ lệ 25% - 37% - 38%.

Lĩnh vực văn hóa xã hội: Cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành chương trình giáo dục hàng năm, nâng cao chất lượng toàn diện và bồi dưỡng chất lượng học sinh giỏi; an sinh xã hội được đảm bảo, thực hiện tốt công tác bảo vệ chăm sóc nâng cao sức khỏe Nhân dân, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh, cả 05/05 thôn văn hóa được công nhận thôn văn hóa cấp huyện. Phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao được khơi dậy mạnh mẽ, rộng khắp trong các thôn văn hóa.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: Từ khi bắt tay vào tổ chức thực hiện xây dựng Nông thôn mới nâng cao, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và đại bộ phận Nhân dân đều phấn khởi, tin tưởng hưởng ứng cao, xã xây dựng các mô hình tự quản, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã liên tục được duy trì giữ vững cùng với nhiều chính sách lớn của Trung ương, Thành phố, của huyện, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận tổ quốc xã đã phát động, huy động sức mạnh của cộng đồng dân cư đạt hiệu quả cao trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao.

Trên toàn xã có 02 Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố là: Cụm Đình Chùa thôn Giang Khẩu đã được UBND thành phố Hải Phòng xếp hạng Di tích lịch sử cấp thành phố vào năm 2009; Đền Để Xuyên được xếp hạng vào năm 2015. Các di tích Miếu Để Xuyên, Đình Xuân Cát, Đình Lãng Niên, Đình Trâm Khê được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ;  hàng năm đều được tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định. Hàng năm các di tích duy trì các Lễ hội truyền thống. Đề Để Xuyên hàng năm duy trì Lễ Hội truyền thống trong 3 ngày (ngày 10,11,12 tháng Giêng âm lịch) và hàng năm quy mô Lễ hội sẽ được nâng cấp lên để xứng tầm vị thế ngôi Đền. Lễ hội có các hoạt động Tế, Lễ, văn hoá văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian trong các ngày diễn ra lễ hội

Cụm Đình chùa Giang Khẩu hàng năm hàng năm duy trì Lễ Hội truyền thống Đình làng Giang Khẩu trong 2 ngày (ngày  9, 10 tháng Giêng âm lịch) và hàng năm nâng tầm Lễ hội sẽ được để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và khách thập phương. Trong Lễ hội có các hoạt động Tế, Lễ, dâng hương của các dòng họ, dân làng và du khách thập phương, các hoạt động văn nghệ, thể thao được tổ chức trong lễ hội.

                                              Di tích lịch sử Đền Để Xuyên

                                  Di tích lịch sử Cụm Đình Chùa Giang Khẩu

Xã có 2 sản phẩm đạt chất lượng OCOP, đó là sản phẩm Rượu nếp cái hoa vàng Đại Thắng thương hiệu Thanh Sắc number, sản phẩm gạo Nếp cái hoa vàng Đại Thắng.

btvhuyentienlang

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0