image banner THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NĂM 2024: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU - THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ
TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
ĐỀN ĐỂ XUYÊN (XÃ ĐẠI THẮNG, HUYỆN TIÊN LÃNG) – NƠI SINH HOẠT VĂN HÓA TÂM LINH NHỚ VỀ NGUỒN CỘI

Đền Để Xuyên được xây dựng từ thời hậu Lê (1548), thờ 5 vị thành hoàng là: Duy Ninh, Nam Hải, Xa Lâu, Đống Thung và Á Thành Hoàng Thụy. Đền Để Xuyên được xem là đền cả trong Ngũ Linh Từ của huyện. Mỗi khi huyện Tiên Minh xưa (Tiên Lãng ngày nay) bị khô hạn, khi “cầu đảo” đều được linh ứng. Cả 5 vị được thờ bằng long ngai.

Các cụ cao niên trong làng kể lại, đền Để Xuyên xưa kia được xây dựng theo kiến trúc chữ Đinh và chữ Nhị, gồm 2 gian vọng cung, 3 gian tiền tế song song với 5 gian bái đường bằng gỗ lim, lợp ngói mũi hài. Trong đền, cửa võng, câu đối sơn son thiếp vàng, trang trí theo kiểu tứ linh (Long, ly, quy, phượng) và hoa lá cách điệu rất sống động. Theo thông tin lưu giữ tại Viện thông tin khoa học xã hội thì đền Để Xuyên có tất cả 19 sắc phong, trước năm 1938 nơi đây còn lưu giữ được sách, thần tích thời hậu Lê và 5 sắc phong thuộc các đời Thiệu Trị 6 (1845), Tự Đức 6 (1853), Đồng Khánh 2 (1887), Thành Thái 1 (1889), Khải Định 9 (1924). Sau cách mạng Tháng 8 năm 1945, sân đền Để Xuyên là nơi tổ chức mít tinh ra mắt ủy ban cách mạng lâm thời xã Đại Thắng. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của Chi bộ Đảng, là nơi kết nạp đảng viên, xây dựng kế hoạch kháng chiến, xây dựng làng chiến đấu, phá tề trừ gian và là nơi đón tiếp cán bộ từ vùng địch tạm chiếm ra vùng tự do và từ vùng tự do vào hoạt động trong vùng địch tạm chiếm.

Trải qua bao biến cố của lịch sử, sự tàn phá của gió mưa, ngôi đền đã xuống cấp nặng. Trước thực trạng đó, cán bộ và nhân dân trong làng đồng tâm, hiệp lực góp của, góp công, cùng nhau vận động những người con xa quê, những “mạnh thường quân” và du khách thập phương phát tâm công đức xây dựng lại ngôi đền. Sau 4 năm xây dựng, đầu năm 2014, ngôi đền chính được hoàn thành với tổng chi phí hơn 1,6 tỷ đồng. Đền có kiến trúc hình chữ đinh (J) 3 gian bái đường, 01 gian hậu cung. Đền được làm bằng xi măng cốt thép. Kết cấu khung chịu lực của tòa bái đường gồm 4 bộ vì, vì nóc chồng đấu giá chiêng; vì nách chồng giường đấu kê. Hệ thống mái tòa bái đường lợp ngói mũi, làm theo kiểu chéo đao tàu góc. Hệ thống mái tòa hậu cungđược tạo thành 3 mái chéo đao tàu góc, các đầu đao được trang trí với đề tài Rồng chầu Phượng đón

Bờ nóc tòa bái đường trang trí lưỡng long chầu nhật, lưỡng kìm ngậm bờ nóc theo mô típ kiến trúc thời Nguyễn. Hệ thống cửa tòa bái đường gồm 3 bộ cửa gỗ lim kiểu thượng song hạ bản.

Nhiều gia đình, cá nhân cung tiến hiện vật như câu đối, cửa võng, đại tự, cuốn thư… để đền thêm uy nghi, khang trang. Hiện nay tại đền còn lưu giữ được một số đồ thờ tự như bát nhang, mâm bồng.., có giá trị. Nhằm bảo tồn, tôn vinh công đức của các vị thành hoàng theo truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cũng như giáo dục thế hệ cháu con biết tự hào về công đức của cha ông, nhiều năm qua một số cụ cao niên trong làng đã cùng đội ngũ cán bộ làng không quản nắng mưa, đường xá xa xôi lặn lội lên tận Viện Hán Nôm, Viện thông tin khoa học xã hội để sưu tầm, dịch thuật lại bản Thần tích, thần sắc và các sắc phong của đình làng.

Từ xưa truyền lại, mỗi năm, đền Để Xuyên có ba dịp tế lễ là 10-1, 2-10 và 6-11. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, nhưng ba ngày lễ chính hằng năm vẫn được nhân dân làng Để Xuyên duy trì, tưởng nhớ công đức của các vị thành hoàng làng.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0